Tư vấn thiết kế nhà yến

KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG PHẦN THÔ NHÀ NUÔI YẾN THÀNH CÔNG

 

                             Kỹ thuật xây dựng phần thô một nhà yến thành công

Một nhà yến thành công cần nhiều yếu tố cầu thành, trong đó tích hợp rất nhiều yếu tố : Lựa chọn kỹ thuật, vùng nuôi yến, nhiệt độ, độ ẩm, mùi bầy đàn, âm thanh, cách lắp đặt và sử dụng thiết bị hiệu quả tối ưu… Trong đó phần kỹ thuật xây dựng thô chiếm yếu tố quan trọng thiết yếu cho nhà nuôi yến thành công. Kỹ thuật xây dựng phần thô phải đảm bảo các yếu tố cấu thành : Đối lưu không khí, cách nhiệt và cách âm tối ưu, không thấm khi mua, đảm bảo an toàn khi đi lại và khai thác tổ một cách hiệu quả cao nhất.

Các  yếu tố kỹ thuật căn bản xây dựng phần thô cho một nhà yến mới:

  • Diện tích : Tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như điều kiện địa hình khu vực xác định xây cất. Diện tích tối thiểu đảm bảo cho chim yến sinh trưởng và phát triển là 80 m2. Một số diện tích người nuôi yến thông thường sử dụng: 5m x 16m , 5m x 18m, 5m x 20m (hoặc 4,5m x 16,18,20m), 8m x 16m , 8m x 18m, 8m x 20m, 10m x 20m, … Vùng đát xác định xây nhà yến phải đảm bảo bằng phẳng, có đủ nguồn nước sạch, hệ thống điện đầy đủ,không có cây cao bao phủ xung quanh để đảm bảo thông thoáng cho chim bay lượn. Yếu tố xây nhà yến cạnh hồ nước đảm bảo cho độ mát và  nguồn thức ăn + nước là một yếu tố lý tưởng.
  • Xây tường : Tường xây đảm bảo 2 lớp (20 cm), có khoảng hở đảm bảo cách nhiệt, có hệ thống ống thông gió trực tiếp bằng ống nhựa D= 90mm tác dụng đối lưu không khí bên trong nhà yến, có hệ thống thông gió khe tường đảm bảo tản nhiệt khe tường khi thời tiết nắng nóng. Hệ thống ống thông gió có lưới inox 1mm bảo vệ không cho tắc kè, chuột rắn chui vào.
  • Sàn bê tông yến : Sàn được đổ bê tông cốt thép độ dày của sàn dao động 5cm – 10cm. Trong môi trường phân yến nằm trên mặt sàn có các thành phần hóa NH3, N03, N02 học gây oxy hóa mạnh và điều kiện ẩm ướt. Để đảm bảo an toàn cho kết cấu nhà yến khai thác về lâu về dài thì đồ sàn bằng bê tông cốt thép là phương án tối ưu được lựa chọn phổ biến hiện nay.

 

  • Vách ngăn : Giai đoạn đầu nhà yến cần phải đảm bảo kín đáo, độ tối để chim có thể trú ngụ bắt cặp và làm tổ. Vì thế vách ngăn là một thiết kế không thể thiếu cho một căn nhà yến mới. Vật liệu làm vách ngăn : khung sắt, bạt tối màu, tấm rima hoặc dura (3,5mm – 4mm), tấm alu hoặc tôn( tùy vùng có thể sử dụng). Khi lượng chim đã đầy và tăng mạnh có thể tháo giỡ từng vách theo chỉ dẫn của kỹ thuật.

 

Mái tôn  : Có thể sử dụng tôn cách nhiệt PU hoặc tôn thông thường gắn thêm cách nhiệt trước khi lợp. Độ cao tối thiểu của mái nghiêng phải đạt 1m , mái thái phải đạt độ cao của chóp 1,5m, có gắn hệ thống thông gió xung quanh nhằm đảm bảo tản nhiệt tối đa khi thời tiết nắng nóng kéo dài.

 

  • Phòng lượn và miệng lỗ thu chim :

Diện tích phòng lượn phải đạt tối thiểu 16mv (nhà diện tích nhỏ) ,tối ưu 20mv (nhà diện tích lớn). Diện tích phòng lượn phải đạt tối thiểu và tối ưu nhằm đảm bảo cho đường chim bay lượn của yến được thuận lợi nhất, trong phòng lượn có gắn hệ thống ống thông gió D= 90mm đảm bảo lưu thông, đối lưu không khí.

Miệng lỗ thu chim kích thước : 40cm x 80cm , 50cm x 80cm đảm bảo tối đa cho chim ra vào và ngăn độ sáng trực tiếp chiều vào nhà yến.Hướng đặt lỗ phải phù hợp với địa hình khảo sát thực địa theo dõi đường chim bay đi ăn và về nhằm thu hút tối đa lượng chim vào nhà ở lại.

 

Qua những trình bày trên bài viết, yến sào Thuận Thiên đưa ra những thiết kế tối ưu phần thô xây dựng cho một nhà yến thành công, các bạn có thể tham khảo trong quá trình tìm hiểu và sử dụng. Mẫu thiết kế có thể khác đối với từng cá nhân, công ty thiết kế lắp đặt thiết bị nhà yến tùy vào tư duy, kinh nghiệm của mỗi cá nhân đơn vị.

 

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ khác

Khi bạn có ý tưởng đầu tư vào một nhà yến, bạn luôn thắc mắc về lượng chim thực địa

Xem thêm

Để chim yến có thể ở lại? quẹt tổ? tăng bầy đàn nhanh chóng? thì 3 yếu tố: Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.

Xem thêm

Chim yến hầu hết xuất hiện ở các vùng đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ,duyên hải nam trung bộ, tây nguyên, đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long

Xem thêm

Môi trường nhà yến không giống như những môi trường khác, trong nhà yến rất tối, ẩm, trơn trượt và chứa đựng đầy nguy hiểm nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ bản thân. Vì vậy, mỗi khi vào nhà yến, chủ nhà cũng như nhân viên kĩ thuật cần đặt ra cho mình những quy tắc không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhà yến.

Xem thêm

Kiến là loài côn trung nhỏ bé, khi chung tập hợp thành đàn lớn có thể gây thiệt hại đến chim non mới nở, khi chim non mới nở thân hình của chim non vẫn chưa mọc đủ lớp long dày, kiến có thể tấn công chim non gây tổn thương lớp da thịt còn non mềm, làm chim non có thể rớt khỏi tổ gây chết chim non.

Xem thêm

Với nhiều lợi thế thiên nhiên ưu đãi vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Miền Tây) là một vùng nuôi chim Yến tốt nhất cả nước hiện nay. Với lợi thế đa số là nông nghiệp lúa nước, cây ăn trái . Với nhiều cánh đồng dừa nước, lau lậy um tùm ven song ven kênh là vùng sản sinh lượng lớn côn trùng như kiến cánh, mối cánh, ruồi dấm, rầy nâu, bọ cánh màng và phù du…. là thức ăn ưa thích của chim Yến.

Xem thêm