Tư vấn thiết kế nhà yến

THỜI GIAN VÀ SỐ LẦN THU HOẠCH TỔ YẾN

THỜI GIAN VÀ SỐ LẦN THU HOẠCH TỔ YẾN

 

Thời gian Thu hoạch tổ Yến, số lần thu hoạch và phương pháp thu hoạch là vấn đề mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn khi sắp triển khai dự án hoặc mới triển khai dẫn dụ và nuôi

- Mùa vụ thu hoạch tổ yến bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được GỠ (bóc) nó ra. Điều này liên quan đến một số tác nhân: mùa vụ, tình trạng chim yến, chất lượng tổ yến.

- Để thực hiện được điều này cần thiết phải có phương pháp, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ thu hoạch đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất.

- Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy phân bố trong nhà yến và làm đàn chim yến tách dạt ra, có thể chim yến sẽ cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết phải nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác.

 

Tổng Quan

-Năm 1: Thường thì năm đầu tiên chúng ta không nên đặt nặng vấng đề thu hoạch, vì đây là giai đoạn đầu dẫn dụ, chim còn mang tính thăm dò, và mục đích năm đầu tiên chúng ta đặt ra là dẫn dụ và nhân đàn choc him trong nhà sinh sôi nảy nỡ là chính.

-Năm 2: Giai đoạn thu bói, thường chia làm ba đợt với phương châm vừa thu vừa dưỡng đồng thời nhân đàn và tiếp tục dẫn dụ chim bên ngoài nhập đàn

-Năm 3: Bắt đầu thu chính thức tăng lên 5 đến 6 đợt/năm và tiếp tục nhân đàn chim hiện có

-Năm 4 : Có thể thu 8-10 lần/năm tránh 2 mùa chim vì giai đoạn này chim đang đẻ và ấp, chúng ta ra vào gây tình trạng chim hoảng bay ra rơi trứng.

-Năm 5: Giai đoạn nhà chim đã cực kỳ ổn định và nhân đàn mạnh có thể thu đều hàng tháng hoặc cách 20 ngày để tránh trường hợp chưa thu tổ chim đã đẻ trứng lại trên tổ cũ.

-Từ năm thứ 6 trở đi bạn có thể thu đều hàng tháng và tăng tầng xuất kiểm tra nhà chim, lượng tổ, lượng trứng, lượng chim non sắp rời tổ để có thể bố trí thu hoạch đúng cách và kịp thời. Phải có phương pháp đánh dấu và nhận biết đúng cách để tránh thu nhầm tổ.

 

 

Thời điểm và cách thu hoạch tổ yến

– Trước khi chim Yến đẻ trứng: àkhông khuyên dùng

Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim Yến là ít. Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim Yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.

– Thu hoạch khi Yến đẻ 2 cái trứng: àkhông khuyên dùng

Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến. Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới thu hoạch chứ không được thu hoạch khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim Yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim Yến mẹ.

Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến trong nhà nuôi sẽ bị giảm đi do không có trứng nở đẻ ra những con chim yến non.

 

– Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ: à khuyên dùng

Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.

Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.

 

3. Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến

– Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 -15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.

– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.

– Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.

– Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu

Chúc các bạn thu hoạch được nhiều tổ yến chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến số lượng chim Yến cũng như sự phát triển của chim Yến.

……………………………………………………………………………………………………………………..

YẾN SÀO THUẬN THIÊN
(chuyên: Tư Vấn - Khảo Sát - Thiết Kế - Thi Công Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến - sữa chửa nhà Yến thất bại)
Địa chỉ : 332 Quốc Lộ 14 - Phường Tân Đông - Thị Xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Điện Thoại : - 0948611819 Mr. Thanh
- 0942117786 Mr. Nhân

Website : yensaothuanthien.com

 

  

Dịch vụ khác

Khi bạn có ý tưởng đầu tư vào một nhà yến, bạn luôn thắc mắc về lượng chim thực địa

Xem thêm

Để có một nhà nuôi yến thành công cần kết hợp của rất nhiều yếu tố như vùng nuôi yến, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến, kỹ thuật công nghệ dẫn dụ chim yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến,... Trong đó, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà nuôi yến bắt buộc phải đạt 3 yếu tố quan trong là : Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng. Ngoài ra, còn những yếu tố như độ sáng, chiều cao, chống thấm cũng rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin chia sẽ một số kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến.

Xem thêm

Để chim yến có thể ở lại? quẹt tổ? tăng bầy đàn nhanh chóng? thì 3 yếu tố: Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.

Xem thêm

Chim yến hầu hết xuất hiện ở các vùng đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ,duyên hải nam trung bộ, tây nguyên, đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long

Xem thêm

Môi trường nhà yến không giống như những môi trường khác, trong nhà yến rất tối, ẩm, trơn trượt và chứa đựng đầy nguy hiểm nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ bản thân. Vì vậy, mỗi khi vào nhà yến, chủ nhà cũng như nhân viên kĩ thuật cần đặt ra cho mình những quy tắc không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhà yến.

Xem thêm

Kiến là loài côn trung nhỏ bé, khi chung tập hợp thành đàn lớn có thể gây thiệt hại đến chim non mới nở, khi chim non mới nở thân hình của chim non vẫn chưa mọc đủ lớp long dày, kiến có thể tấn công chim non gây tổn thương lớp da thịt còn non mềm, làm chim non có thể rớt khỏi tổ gây chết chim non.

Xem thêm