Tư vấn thiết kế nhà yến

NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, ÁNH SÁNG THÍCH HỢP CHO NHÀ YẾN

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp cho nhà yến

Để chim yến có thể ở lại? quẹt tổ? tăng bầy đàn nhanh chóng?  thì 3 yếu tố: Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Là 3 yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thành công hay thất bại của một nhà yến, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phải đạt hiệu quả tối ưu, nếu không đạt được 3 yếu tố cốt lõi hay chỉ đạt được nhưng còn thiếu sót sẽ làm nhà yến chậm chim, có chim ở nhưng sinh trưởng và phát triển bầy đàn kém hiệu quả kéo dài theo thời gian chờ đợi làm ảnh hưởng đến năng suất tối đa của một nhà yến. 3 yếu tố trên được cấu thành dựa trên: Yếu tố xây dựng cơ bản ban đầu và lắp đặt sử dụng thiết bị tạo ẩm theo từng giai đoạn. Trong bài viết này yến sào Thuận Thiên sẽ cùng người đọc phân tích 3 yếu tố trên.

1. Nhiệt độ bên trong nhà yến:

  • Theo các nghiên cứu về tập tính và môi trường sinh sống của loài yến, các chuyên gia đã chỉ ra rằng chim yến sẽ sinh sống, ở lại phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ không khí lý tưởng  27°C – 32°C.
  •  Nhưng không phải khu vực nào cũng nằm ở mức ổn định trên nền nhiệt 27°C – 32°, trong 2-3 tháng mùa lạnh nhiệt độ bên ngoài xuống thấp kéo theo sự thay đổi nhiệt độ trong nhà dao động 16°C – 25°C, ở nhiệt độ này chim vẫn sinh sống và đi kiếm ăn bình thường.
  • Trong mùa lạnh chủ nhà có thể tạo thêm nguồn thức ăn cho yến bên trong nhà yến nhằm hỗ trợ một phần giúp chim yến phát triển qua mùa lạnh.

2. Độ ẩm bên trong nhà yến

- Độ ẩm từ 70 % - 85 % .Đây là khoảng độ ẩm thích hợp cho chim yến ở lại và làm tổ. Tuy nhiên, phải sử dụng độ ẩm phải tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nhà yến và độ ẩm đối xứng môi trường bên ngoài. Sử dụng độ ẩm không đúng cách sẽ làm chim không ở lại, làm mốc các hệ thống thanh gỗ nếu độ ẩm cao quá mức cho phép là nguyên nhân dẫn đến thực trạng chim đến nhưng không ở lại hiện nay. Cần cân đối độ ẩm bên trong nhà yến và ngoài môi trường nhà yến,Vd: mùa mưa độ ẩm cao nên hạn chế ẩm bên trong nhà.

- Độ ẩm bên trong giúp chim cảm thấy thích hợp môi trường sinh sống, lượng ẩm đủ cần thiết giúp tổ yến không bị khô, rạn, vỡ tránh khả năng rơi tổ trên bề mặt bám tổ và giúp tổ được trắng đẹp phục vụ nhu cầu chất lượng tổ ngày càng cao của thị trường.

3. Ánh sáng ( độ tối) bên trong nhà yến

- Nhìn chung các loài chim yến thích sinh sống và làm tổ nơi khi có độ  thời gian sáng từ 0.02 lux đến 0.10 lux. Nhiều nhà yến thất bại một phần do yếu tố ánh sáng vì mở lỗ chim yến ra vào quá to làm ánh sáng lọt vào thanh ván làm tổ. Chim yến chỉ làm tổ ở các góc tối vì nơi đó đảm bảo an toàn kín đáo.

- Để đảm bảo độ tối cho nhà yến thì vách ngăn cơ bản giải quyết khó khăn ban đầu cho nhà nuôi yến mới, tuy nhiên việc bố trí vách ngăn thuận tiện cho đường bay của chim yến cần phải thực hiện một cách khoa học. Ngăn vách sai làm ánh sáng lọt vào và cản trở đường bay lượn của chim yến khi bay ra vào sẽ làm nhà yến khó dẫn dụ chim mới ảnh hưởng trực tiếp đến lượng chim dẫn dụ theo thời gian.

Tóm gọn các vấn đề độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng cần được thực hiện ngay từ khâu thiết kế, xây dựng và sử dụng thiết bị thuở ban đầu. Người thiết kế, sử dụng thiết bị cần có kinh nghiệm, cần am hiểu tất cả về đặc tính sinh thái môi trường của chim yến. Thiết kế, sử dụng sai sẽ phải điều chỉnh sửa chữa gây lãng phí thời gian dẫn dụ, ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế của chủ đầu tư nuôi yến

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ khác

Khi bạn có ý tưởng đầu tư vào một nhà yến, bạn luôn thắc mắc về lượng chim thực địa

Xem thêm

Để có một nhà nuôi yến thành công cần kết hợp của rất nhiều yếu tố như vùng nuôi yến, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến, kỹ thuật công nghệ dẫn dụ chim yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến,... Trong đó, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà nuôi yến bắt buộc phải đạt 3 yếu tố quan trong là : Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng. Ngoài ra, còn những yếu tố như độ sáng, chiều cao, chống thấm cũng rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin chia sẽ một số kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến.

Xem thêm

Chim yến hầu hết xuất hiện ở các vùng đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ,duyên hải nam trung bộ, tây nguyên, đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long

Xem thêm

Môi trường nhà yến không giống như những môi trường khác, trong nhà yến rất tối, ẩm, trơn trượt và chứa đựng đầy nguy hiểm nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ bản thân. Vì vậy, mỗi khi vào nhà yến, chủ nhà cũng như nhân viên kĩ thuật cần đặt ra cho mình những quy tắc không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mà còn đảm bảo sự an toàn cho nhà yến.

Xem thêm

Kiến là loài côn trung nhỏ bé, khi chung tập hợp thành đàn lớn có thể gây thiệt hại đến chim non mới nở, khi chim non mới nở thân hình của chim non vẫn chưa mọc đủ lớp long dày, kiến có thể tấn công chim non gây tổn thương lớp da thịt còn non mềm, làm chim non có thể rớt khỏi tổ gây chết chim non.

Xem thêm

Với nhiều lợi thế thiên nhiên ưu đãi vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Miền Tây) là một vùng nuôi chim Yến tốt nhất cả nước hiện nay. Với lợi thế đa số là nông nghiệp lúa nước, cây ăn trái . Với nhiều cánh đồng dừa nước, lau lậy um tùm ven song ven kênh là vùng sản sinh lượng lớn côn trùng như kiến cánh, mối cánh, ruồi dấm, rầy nâu, bọ cánh màng và phù du…. là thức ăn ưa thích của chim Yến.

Xem thêm